Viện thẩm mỹ bầu BELIMI

SẢN GIẬT VÀ VAI TRÒ CỦA MAGNESIUM SULFATE

NGUYỄN TẤN ĐẠT Wednesday, 02 November, 2022

 

  • Sản giật là một biến chứng cấp tính và nguy hiểm của tiền sản giật, với tỉ lệ tử vong cho mẹ và con rất cao. Xuất độ của sản giật ở những nước phát triển khoảng 1.510/ 10,000 ca, tuy nhiên, ở những nước có nguồn thu nhập trung bình hoặc thấp thì tỉ lệ còn cao. Sản giật có thể xảy ra trước sinh (25%), trong khi sinh (50%) và sau sinh (25%) (có thể xảy ra 48 giờ sau sinh). Việc chẩn đoán sản giật đòi hỏi phải có sự hiện diện của 3 yếu tố là những cơn co giật và hôn mê xảy ra trên một bệnh nhân có hội chứng tiền sản giật.

CƠ CHẾ SẢN GIẬT LÀ GÌ?

  • Cơ chế rõ ràng của sản giật vẫn còn chưa được làm rõ. Có nhiều giả thuyết được đề ra, trong đó vấn đề bất thường tưới máu não do co mạch não dẫn đến thiếu máu não và phù não (đặc biệt là vùng vỏ não và dưới vỏ) được xem là nguyên nhân chính gây ra sản giật. Ngoài ra một số giả thuyết cũng được xem là nguyên nhân như:

+ Tăng tiết neurokinin B(NKB): Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc tăng nồng độ NKB ở bệnh nhân tiền sản giật so với bệnh nhân không bị tiền sản giật. NKB thuộc nhóm tachykinin (gồm neurokinin A,B và substance P), có tác dụng co cơ trơn gây tăng nhịp tim và co mạch. Ngoài ra, NKB còn tăng nguy cơ co giật do tăng kích thích tế bào neuron thần kinh và tác động này bị ức chế khi thụ thể glutamate bị ức chế. NKB còn gây ra rối loạn chức năng nội mô do tăng phóng thích endothelins. Do đó, giả thuyết dùng đối vận NKB có thể là một giải pháp mới cho điều trị sản giật vì không chỉ ức chế tác động có hại trên tim mạch mà còn giảm kích thích tế bào thần kinh

+ Cytokines tiền viêm: Trong thai kỳ bình thường cytokines luôn giữ mức thấp ở bánh nhau, việc tăng biểu hiện cytokines ở bánh nhau chứng tỏ tình trạng thiếu máu bánh nhau do sự xâm nhập bất thường của các nguyên bào nuôi trong tiền sản giật, ngoài ra, tình trạng này còn tăng phóng thích endothelins làm rối loạn chức năng nội mô. Việc tăng endotheline cùng với cytokines là thay đổi tính thấm của hàng rào máu não gây ra phù não và các cytokines tiền viêm còn làm tăng hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh như glutamate có vai trò gây ra rối loạn co giật ở bệnh nhân sản giật. TNF-alpha, IL-1beta kích thích hoạt động thụ thể NMDA glutamate ở các tế bào thần kinh có vai trò gây ra co giật ở bệnh nhân.

+ Yếu tố hoạt hóa plasminogen ở mô (tPA): tPA có vai trò chuyển plasminogen thành plasmin để hoạt hóa con đường ly giải fibrin. Do đó, ở bệnh nhân tiền sản giật nồng độ tPA cao trong hàng rào máu não làm tăng tính thấm của hàng rào máu não gây ra phù não. Ngoài ra, tPA cũng làm tăng biểu hiện của NMDA ở các tế bào thần kinh gây ra co giật.

VAI TRÒ CỦA MAGNESIUM SULFATE:

  • Magnesium sulfate đã được dùng để ngăn ngừa sản giật từ thế kỷ 20. Và đã được chứng minh giảm tỉ lệ co giật tái phát từ ½ đến 2/3. Các giả thuyết được đặt ra về vai trò của magnesium sulfate trong ngăn ngừa sản giật:

+ Dãn mạch: Magnesium là đối vận với calcium trong hầu hết kênh calcium trong cơ trơn mạch máu vì vậy có tác dụng dãn mạch và giảm sức cản ngoại biên làm giảm huyết áp. Đối với tuần hoàn não thì magnesium sulfate có thể qua hàng rào máu não làm dãn mạch máu não làm giảm tình trạng thiếu máu não và giảm tình trạng phù não, tổn thương não do đó giảm nguy cơ sản giật.

+ Đối kháng thụ thể NMDA:  Magnesium sulfate đã được chứng minh có vai trò như đối kháng thụ thể NMDA làm ngăn chặn tiến trình khử cực của neuron dẫn đến tăng ngưỡng co giật do đó ngăn ngừa sản giật

 

 

 TẢI LIỆU THAM KHẢO:

Bạn đang xem: SẢN GIẬT VÀ VAI TRÒ CỦA MAGNESIUM SULFATE
Bài trước Bài sau
Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách so sánh

Giỏ hàng

Zalo
Zalo
Hotline
Hotline