Viện thẩm mỹ bầu BELIMI

THAI KỲ VỚI MẸ RHESUS ÂM VÀ HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA ANTI-D

NGUYỄN TẤN ĐẠT Monday, 27 February, 2023
  1. TỔNG QUAN:
  • Bất tương xứng nhóm máu Rh phụ thuộc vào tỉ lệ hiện mắc của nhóm người có nhóm máu Rh âm. Một số nghiên cứu ước đoán tỉ lệ nhóm máu Rh âm khoảng 15-17% (người Bắc Mỹ và Châu Âu) với khoảng 4-8% ( Châu Phi) và khoảng 0,1-0,3% (Châu Á).
  • Suốt quá trình mang thai, sản phụ mang Rhesus D(-) có thể tạo ra kháng thể anti-D nếu như tiếp xúc với máu con mang rhesus D(+) gọi là dị miễn dịch. Việc sản sinh kháng thể anti-D của sản phụ sẽ chống lại kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu mang rhesus D(+) ở lần mang thai tiếp theo.
  • Việc dùng immunoglobulin anti-D để phòng dị kháng thể anti-D của mẹ được báo cáo đầu tiên vào năm 1968. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy gần 50% trường hợp trên thế giới không được chích antiD vì nhiều lý do như không đủ nguồn cung, giá thành cao, …
  • Tỉ lệ sản phụ với Rhesus (-) phát triển kháng thể Rh D có sự khác nhau giữa các thời kỳ và sự hòa hợp của nhóm máu ABO:

+ Nếu như không tiêm anti D: tỉ lệ phát triển kháng thể khoảng 16% nếu có sự hòa hợp nhóm máu ABO với thai (ví dụ mẹ nhóm O- và thai O+) vì máu thai được lưu hành trong máu mẹ lâu hơn vì vậy sinh ra nhiều kháng thể hơn. Ngược lại nếu không có sự hòa hợp (ví dụ mẹ O- và thai là A+ hoặc B+) thì khoảng 2% vì kháng thể anti-A hoặc anti-B nhanh chóng loại bỏ tế bào máu thai trước khi hình thành anti-D.

+ Nếu như chỉ tiêm antiD sau sinh: thì khoảng 1,5-2%

+ Nếu như tiêm antiD được và cả sau sinh: khoảng 0,2%

+ Kháng thể phát triển trong 3 tháng đầu: nếu sau sẩy thai thì khoảng 2%. Còn nếu sau chấm dứt thai kỳ thì khoảng 4%

  • Một thai kỳ với mẹ rhesus (-) thì nên chuẩn bị để phòng cho:

+ Bệnh lý tán huyết ở thai kỳ sau.

+ Tình trạng băng huyết sau sinh cần truyền máu cho mẹ ở thai kỳ này.

+ Tình trạng tán huyết bé sau sinh.

 

  1. ANTI-D IMMUNOGLOBULIN:
  • Là một loại IgG có thể dùng tiêm bắp  hoặc tiêm tĩnh mạch để làm ngăn chặn tình trạng đáp ứng dị miễn dịch của mẹ rhesus (-) với con rhesus(+).
  • Immunoglobulin này được tinh chế từ phương pháp sắc ký miễn dịch trao đổi ion từ huyết tương của những người có rhesus (-) đã có đáp ứng miễn dịch với hồng cầu mang rhesus (+).
  • Anti-D Immunoglobulin đã được FDA chấp thuận trong điều trị ức chế đáp ứng miễn dịch trong nhóm máu rhesus và ITP mạn (chronic immune thrombocytopenic purpura) ở người lớn tuổi.
  1. KHUYẾN CÁO CHÍCH ANTID:
  • Một số nguyên nhân có thể dẫn tiếp xúc máu mẹ-con: như

+ Sanh ( sanh thường hoặc mổ lấy thai)

+ Sẩy thai hoặc dọa sẩy

+ Xuất huyết trước sanh (nhau bong non, vỡ tử cung,…)

+ Chấn thương vùng bụng

+ Ngoại xoay thai

+ Các thủ thuật xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau

  • LỊCH TIÊM:

+ Tuần 28 - 34 thai kỳ

+ Trong vòng 72 giờ sau sinh nhắc lại (càng sớm càng tốt) đối với trẻ có Rh dương. Lưu ý: đối với sản phụ đã hình thành kháng thể anti-D do dị miễn dịch thì việc tiêm antiD hầu như không còn lợi ích.

  • Liều: Tiêm bắp (cơ Delta) 1000 UI (200mcg) hoặc 1250 UI(250mcg) anti D mỗi lần tiêm, hoặc tiêm 1 liều duy nhất anti-D Ig 300ug lúc thai 28-34 tuần

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bạn đang xem: THAI KỲ VỚI MẸ RHESUS ÂM VÀ HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA ANTI-D
Bài trước
Bình luận (1 bình luận)
binh-luan

Nguyen Ngoc Ngan

09/03/2023

Có Anti-D sẵn không ạ?

Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách so sánh

Giỏ hàng

Zalo
Zalo
Hotline
Hotline