Lỗi giao diện: file 'snippets/evo-article-amp.bwt' không được tìm thấy
Trang chủ Liên hệ

THALASSEMIA VÀ THAI KỲ

NGUYỄN TẤN ĐẠT 15/04/2022

 

ẢNH HƯỞNG CỦA THALASSEMIA CHO THAI KỲ

+ Bệnh alpha-thalassemia thể nhẹ thường không có triệu chứng lâm sàng và thường không gây ảnh hưởng cho thai kỳ.

+ Đối với bệnh HbH do mất 3 gene alpha-globin: Thiếu máu thường trung bình đến nặng và nặng hơn trong thai kỳ. Trẻ sơ sinh thường bị thiếu máu tán huyết, lách to.

+ Đối với bệnh Hb Bart’s do mất cùng lúc cả 4 gene alpha-globin: Đây là một thể rất nặng, cả 4 chuỗi Hb đều là chuỗi gamma. Thường bị thai lưu hoặc phù thai, tràn dịch đa màng hoặc nếu sinh được thì sẽ mất rất nhanh sau sinh, do chuỗi gamma có ái lực rất mạnh với oxy và do đó hầu như không phóng thích oxy cho mô thai.

+ Beta-thalassemia thể ẩn và thể trung gian thường gây tình trạng thiếu máu nhẹ đến trung bình, do đó bệnh thường biểu hiện muộn và có khi chỉ phát hiện khi xét nghiệm máu tình cờ. Thai phụ với beta-thalassemia thể nhẹ làm tăng nguy cơ thai bị IUGR, thiểu ối.

+ Beta-thalassemia thể nặng: Đặc điểm trẻ sinh ra thường có biểu hiện sớm thiếu máu nặng, gan, lách to, vàng da do tán huyết, trẻ cần truyền máu và thải sắt để duy trì sự sống.

CÁC BƯỚC TẦM SOÁT THALASSEMIA

+ Bước 1: Nhận diện thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

+ Bước 2: Định lượng Ferritin. Trong thalassemia thì Ferritin có thể tăng hơn bình thường. Ferritin bình thường hoặc tăng là chỉ định của điện di hemoglobin

+ Bước 3: Điện di hemoglobin cho phép định hướng phân loại thalassemia

+ Bước 4: Xác định kiểu đột biến gene thalassemia của 2 vợ chồng bằng khảo sát di truyền nhằm xác định nguy cơ cho thai.

+ Bước 5: Khảo sát di truyền trên thai (sinh thiết gai nhau, chọc ối, lấy máu cuốn rốn) nếu thai có nguy cơ bị thalassemia thể nặng.

QUẢN LÝ THAI KỲ MANG BỆNH THALASSEMIA

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

Bài viết liên quan